Menu

Liferay 6.2: Các thành phần cơ bản của Liferay (P2)

Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu các thành phần được sử dụng để dựng trang (company, site, page, portlet, ...). Phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về phần quản lý người dùng trong Liferay gồm có: người dùng, nhóm người dùng, tổ chức, vai trò và quyền,...
Tương tự như phần trước, chúng ta sẽ đăng nhập với tài khoản admin, sau đó vào phần quản trị hệ thống (Admin >> Control Panel). Phần quản lý người dùng của chúng ta sẽ gồm các thành phần như hình dưới:
Danh mục quản lý người dùng

Người dùng (Users):
Bạn click vào "Users and Organizations" để vào giao diện quản lý người dùng:
Người dùng và các tổ chức
Trong hình, chúng ta thấy danh sách người dùng và các tổ chức mà mình đã tạo ra trước đó rồi. Muốn tạo mới một người dùng, bạn nhấn vào nút "Add" và chọn "User". Giao diện nhập người dùng sẽ chỉ cho chúng ta nhập các thông tin cơ bản. Các thông tin chi tiết sẽ xuất hiện sau khi chúng ta ghi người dùng mới vào hệ thống.
Thêm người dùng

Chúng ta nhập thông tin cho người dùng, có 3 trường bắt buộc là trường "screen name" (username, lưu ý tên không có dấu trắng) và trường "email" (email dùng để đăng nhập vào hệ thống), trường "First Name" là tên thật của người dùng. Cuối cùng nhấn vào nút "Save".
Sau khi thêm người dùng, chương trình trở lại giao diện cho phép chỉnh sửa, chúng ta thấy có thêm rất nhiều thông tin cần chỉnh sửa như hình dưới:
Sửa thông tin người dùng
Chúng ta có thể cập nhật các thông tin cơ bản, ảnh đại diện, mật khẩu, tổ chức và site, nhóm người dùng mà người dùng tham gia, vai trò. Các thông tin bổ sung như địa chỉ, điện thoại, ... Ngoài ra, bạn có thể cài đặt ngôn ngữ, múi giờ trong phần "Display Setting" (phần này rất quan trong đối với các ứng dụng liên quan đến thời gian, bạn cần hết sức lưu ý).

Tổ chức - Đơn vị (Organizations):
Trong mục "Users and Organizations", bạn chuyển sang tab "All Organizations", trong tab này chúng ta sẽ thấy danh sách các tổ chức người dùng hiện có. Trong hình, mình đã có sẵn một tổ chứ.
Tổ chức người dùng
Vần đề là ở chỗ "khi nào thì dùng tổ chức (organizations)?". Ở đây, chúng ta hiểu, tổ chức người dùng được sử dụng để nhóm người dùng lại với nhau và có phân cấp (khác với "User Groups" (nhóm người dùng nhưng không phân cấp)). Giả sử trong nhình chúng ta có nhóm người dùng là "Management Board", sau đó chúng ta lại phân chia ra các nhóm nhỏ hơn ví dụ như "Production Quality Management Board", "Marketing Management Board" là các nhóm con.
+ Tạo mới Oragnization:
Để tạo mới một tổ chức, tương tự các chức năng khác, bạn click vào nút "Add" và chọn "Regular Organization":
Thêm tổ chứ (organization)
Giao diện nhập liệu hiện ra, bạn nhập tên tổ chức (Name) và chọn tổ chức cấp trên bàng cách click vào nút "Select" sẽ hiện lên một danh sách các Organization có sẵn. Nếu đây là tổ chức cao nhất thì bạn không cần phải chọn.
Sau khi tạo mới một tổ chứ, bạn tiếp tục hoành thành các thông tinh khác cho tổ chức của mình.

Lưu ý, tổ chức (organization) là một cách nhóm người dùng theo phân cấp hình cây. Vì vậy, khi muốn tổ chức nhân sự (người dùng) trong Liferay hãy nhớ đến Organization nhé.

Nhóm người dùng (User Groups):
Trước hết chúng ta đi xem User group trong thức tế. Đầu tiên là User Group của Việt Nam trên trang Liferay.com. Bạn có thể xem tất cả các User Group hiện có trên trang liferay.com ở đây nhé.
User Groups được thiết kế để cho phép tạo ra các nhóm người dùng không phân cấp. Có thể được sử dụng để nhóm các người dùng, những người không cần phân cấp rõ ràng, một cách linh hoạt. Người dùng có thể được gán vào nhiều nhóm.
Ví dụ, công ty có rất nhiều văn phòng, mỗi văn phòng lại có nhiều phòng ban. Lúc này, cấu trúc văn phòng/phòng ban của công ty có thể được mô hình hóa thành tổ chức. Trong trường hợp này, có thể tạo ra các nhóm người dùng như: lập trình viên, quản lý, kế toán, v.v. Mục địch của User Groups là:

  • Để đơn giản việc gán một vài vai trò cho một nhóm người dụng. Ví dụ, trong công thông tin của một trường, một nhóm người dùng có thể được tạo cho một nhóm giáo viên độc lập với các tổ chức của họ để dễ ràng gán một hoặc vài vai trò cho tất cả các giáo viên trong nhóm.
  • Để đơn giản hóa quan hệ một hoặc nhiều site với một nhóm người dùng. Trong ví dụ trên, tất cả giáo viên có thể là thành viên của Site Nhân viên của trường,  Sinh viên, Công đoàn... bằng việc thêm nhóm giao viên vào các site giống như thêm một nhân viên.
  • Cung cấp các trang công cộng/riêng tư cho nhóm người dung. Ví dụ, nhóm giáo viên có thể được tạo ra để dấm bảo trang chung trên tất cả các trang cá nhân của các giáo viên có cùng bố cục và ứng dụng.
Việc tạo một User Groups vô cùng đơn giản. Bạn vào mục "Users" và chọn "User Groups", sau đó click vào nút "Add" và nhập các thông tin cần thiết.
Tạo mới User Group
Cuối cùng nhấn vào nút "Save", chúng ta trở lại giao diện danh sách các nhóm người dùng. Ở cột "Actions" chúng ta sẽ thực hiện các thao tác khác nhau liên quan đến User Group. Các thao tác gồm có:

  • Edit: cho phép đổi tên và ghi chú về User Groups.
  • Permission: cho phép định nghĩa các vai trò (role) có quyền được xem (view), sửa (edit), xóa (delete) và gán (assign) thành viên khác vào nhóm.
  • Site Permissions: cho phép định nghĩa các vai trò (role) có quyền quản lý site của nhóm, chỉ định quản trị các trang,...
  • Manage Site Page: cho phép bạn thêm các tran vào site của nhóm, nhập hoặc xuất dữ liệu về các trang, tổ chức phân cấp trang, thay đổi giao diện, logo,...
  • Assign Members: cho phép bạn tìm kiếm và chọn người dùng trong cổng thông tin và gán người dùng này vào nhóm người dùng.
  • Delete: xóa nhóm người dùng.
Danh sách các nhóm người dùng

Vai trò (Roles):
Vai trò (Role) được sử dụng như là một tập các quyền (Permission) định nghĩa một chức năng và một phạn vi cụ thể trong cổng. Role có thể được cho phép bởi các quyền với các chức năng khác nhau trong các ứng dụng (portlet). Về cơ bản, role chỉ là tập hợp các quyền định nghĩa một chức năng (vd: Message Board Administrator. Một role mà tên cho phép các quyền liên quan đến một ứng dụng Message Board cụ thể được giao cho nó). Những người dùng đặt các role này sẽ kế thừa các quyền trên.
Trong giao diện "Admin" bạn chọn "Users" và click vào "Roles". Trong giao diện này, bạn có thể tạo ra các Role, gán quyền và gán người dùng. Role có phạm vi áp dụng là cả cổng, cho site và cho các tổ chức (organization). Để tạo mới một Role bạn nhấn vào nút "Add" và chọn các loại "Regular", "Site" và "Organization". Regular Role có phạm vị toàn cổng.
Thêm role mới
Ngoài các Role (Regular, Site và Organization) chúng ta còn thêm một loại Role nữa là teams. Teams được tạo ra trong một site đặc biệt. Các quyền này được cho phép một team được định nghĩa và áp dụng chỉ trong các site của team. Quyền được định nghĩa trong các role regular, site và organization được định nghĩa ở mức cổng (portal) mặc dù là chúng được áp dụng ở các phạm vi khác nhau: Sự khác nhau giữa các Role này như sau:
  • Regular Role: Các quyền được định nghĩa ở mức cổng và áp dụng ở mức cổng.
  • Site Role: các quyền được định nghĩa ở mức cổng và áp dụng cho một site cụ thể.
  • Organization Role: Các quyền được định nghĩa ở mức cổng và áp dụng cho một tổ chức cụ thể.
  • Team: Các quyền được định nghĩa ở mức Site và được gán cho trong một site cụ thể.
 Bây giờ chúng ta tạo ra một Role mới, giả sử ở đây mình tạo ra Regular Role. Các thông tin cần điền gồm có Name, Title và Description.
Điền thông tin cho Role mới (Demo Role)
Name sẽ được dùng để phân biệt với các Role khác, Title được hiển thị khi chúng ta gán quền. Cuối cùng nhấn vào nút "Save". Lúc này trong danh sách Roles, chúng ta có thêm Role mà chúng ta thêm vào. Nhấn vào nút "Actions" sẽ là tất cả các thao tác chúng ta thực hiện trên một Role.
Các thao tác trên role
Chúc ta sẽ đi tìm hiểu các thao tác này để làm gì nhé:
Edit: cho phép thay đổi name, title hoặc description của role.
Permission: cho phép bạn định nghĩa người dùng, nhóm người dùng hoặc các roles có quyền để chỉnh sửa role.
Define Permissions: định nghĩa các quyền mà role này được phép. Chúng ta sẽ nói chi tiết sau.
Assign Members:  cho phép tìm kiếm và chọn người dùng trong cổng để gán vào trong role này. Người dùng sẽ được kế thừa mọi quyền mà được gán trong role.
View User: cho phép bạn xem người dùng được gán vào role
Delete: xóa vĩnh viễn role khỏi cổng.

Các role mặc định:
  • Guest: Vai trò Guest được gán cho người dùng không được đăng ký và cho phép với các quền ở mức thấp nhất trong cổng.
  • User: Vai trò User được gán cho người dùng đã đăng ký và cho phép những quền cơ bản của cổng.
  • Power User: Mặc định, vai trò Power User cho phép một vài quyền giống như vai trò User. Nó được thiết kế để phân biệt giữa người dùng và người dùng có quyền cao hơn. 
  • Site Member: Vai trò này cho phép các quyền cơ bản đối với một site, ví dụ như xem các trang trong site.
  • Site Administrator: Vai trò này cho phép quản lý tất cả các khía cạn của site một cách linh động như nội dung site, thành viên và các cài đặt. Site Administrator không thể xóa quan hệ thành viên và vai trò của các Site Administrator khác hoặc Site Owners. Quyền này không thể gán những người dùng khác là Site Administrator hoặc Site Owenrs.
  • Site Owner: Vai trò này giống nwh Site Administrator ngoại trừ các quyền đối với tất cả khía cạnh của site bao gồm xóa quan hệ thành viên của các Site Administrator và các Site Owner khác. Có thể gán quền cho các Site Administrator và Site Owers.
  • Organization User: Vai trò này cho phép các quên cơ bản đối với một tổ chức. Nếu tổ chức này có tham gia vào một site nào đó, thì vai trò Organization User rõ ràng được cấp quyền Site member của site.
  • Organization Administrator: Vài trò này cho phép quản lý hầu hết cả khía cạnh của tổ chứ bao gồm tổ chức người dùng vài tổ chức các site (nếu có). Nó không thể xóa quan hệ của các Organization Administrator và Organization Owenr.
  • Organization Owner: vai trò này giống với Organization Administrator ngoại trừ cho phép quản lý tất cả khía cạnh của tổ chức, bao gồm xóa quan hệ của các Organization Adminstrator và Organization Owner khác.
  • Adminstrator: Vai trò này cho phép quan lý toàn bộ cổng bao gồm các cài đặt cổng, các site, tổ chức và người dùng.
Như vậy trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quản trị người dùng trong Liferay. Tuy nhiên, còn về chi tiết như thế nào thì đi vào từng ứng dụng, hệ thống cụ thể chúng ta sẽ bàn tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét