Menu

Liferay 7: Bắt đầu với Liferay 7

Mỗi lần nâng cấp phiên bản, Liferay đều có những cái rất mới mẻ và có thêm những cải tiến hay. Lần này cũng thế, phiên bản 7 với nhiều tính năng mới được trang bị và khác xa với phiên bản 6. Chúng ta hãy cùng đi cài đặt Liferay 7 và xem những tính năng mới của nó dưới con mắt của một developer nhé.
Nền tảng Liferay 7 đã được dựng lại, làm cho Liferay trở lên dễ xây dựng và bảo trì hơn và cung cấp nhiều tính năng mới cho những người bắt đầu với Liferay hơn những phiên bản trước. Và sau đây là một vài tính năng chính được phát triển trong phiên bản này dành cho lập trình viên:
  1. Đơn giản và dễ học (đồ open source không bao giờ đơn giản và dễ học - ghi chú của tác giả)
  2. Mô hình phát triển module hóa
  3. Tăng cường khả năng dùng lại
  4. Mở rộng hơn và dễ dàng trong việc bảo trì
  5. Tối ưu hóa các công cụ phát triển
  6. Khả năng cấu hình mạnh mẽ
Hãy cùng xem các tính năng này cụ thể như thế nào nhé

Đơn giản và dễ học

Liferay đã luôn luôn đơn giản và dễ học (không tin) so với các sản phẩm thương mại tương tự; Trong phiên bản này, khoảng cách về tính đơn giản và dễ học so với các sản phẩm thương mại còn thậm chí rộng hơn nữa.
Liferay 7 đơn giản hơn các phiên bản trước đó là do một kết trúc module hóa và hợp lý. Hơn nữa, có rất nhiều cách đặc biệt để tạo ra các ứng dụng và mở rộng đã được tiến hóa theo các tiêu chuẩn chính thức và thực tế. Kết quả là, bây giờ lập trình viên có thể dễ sử dụng lại các kiến thức của họ và sử dụng những kiến thực họ học được bên ngoài Liferay.
Liferay 7 cũng dễ học, core đã được module hóa của nó cho phép lập trình viên và quản trị hệ thống gỡ bỏ những phần họ không cần hoặc không muốn; tính năng này sẽ làm giảm thời gian khởi động và bộ nhớ và kết quả là hiệu quả và hiệu năng được cải thiện.

Mô hình phát triển module hóa

Nếu bạn đã từng sử dụng Liferay, bạn đã có kinh nghiệp với một số lợi ích của việc phát triển module hóa nhờ vào các plugin. Liferay 7 mang lợi ích này lên một tầm cao hoàn toàn mới.
Ngoài việc xây dựng các plugin như bạn đã làm ở các phiên bản trước, bạn có thể tận dụng ưu điểm của việc phát triển module hoàn toàn và chạy trên hệ thống dựa trên tiêu chuẩn OSGi. Liferay 7 cũng tạo điều kiện cho việc tạo ra các ứng dụng của tất cả các loại bằng cách tổng hợp và sử dụng lại các module.
Và đừng lo lắng, các module là hoàn toàn dễ hiểu. Một module là một bản phân phối giống như một file JAR và có thể nhỏ như một lớp Java hoặc lớn như một ứng dụng mà bạn nghĩ. Một ứng dụng trong Liferay có thể gồm có một module hoặc nhiêu module như bạn muốn. Điều thú vị là các module có thể cộng tác, cho phép bạn xây dựng các ứng dụng bằng các tổng hợp các phần nhỏ mà dễ dàng phát triển, triển khai, bảo trì và sử dụng lại.

Tăng cường khả năng dùng lại

Nếu bạn đã làm việc trên các ứng dụng lớn phát triển trên Liferay, bạn đã có kinh nghiệp với tình huống trong đó bạn muốn chia sẻ một tập con của các lớp từ một plugin với các plugin khác.
Java EE không hỗ trợ bất kỳ cách tiêu chuẩn nào để làm được điều này, nhưng Liferay đã cung cấp cho bạn một khả năng nhất định để làm được điều này, với một cơ chế được biết đến là CLP mà ở đó nó sử dụng một bộ nạp để cho phép các plugin gọi các dịch vụ của các plugin khác được tạo ra trong Service Builder. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn có một chút giới hạn (bộ nạp lớn của Java EE không cho phép nhiều hơn) và không cho phép bạn tự do xác định một lớp bất kỳ hoặc tất cả các lớp từ một module để sử dụng bên trong một module khác.
Liferay 7 cho phép tái sử dụng nhiều hơn, cả trong mã và bộ nhớ trong lúc chạy. Đối với bất kỳ chức năng nào được mong muốn tái sử dụng, bạn có thể tạo một module (hãy nhớ, nó chỉ là một file JAR với một số siêu dữ liệu) với các lớp mà bạn muốn và triển khai nó. Các module khác chỉ cần khai báo rằng chúng sử dụng các lớp trong module đó (bằng cách chỉ rõ gói của nó) và Liferay 7 tự động buộc chúng lại với nhau. Tất cả các lệnh gọi là theo cách gọi của Java thông thường. Hãy thử xem!
Cơ chế này giúp bạn tránh được những vấn đề khai báo JAR/classpath. Bạn sẽ không còn phải khai báo file JAR trong classpath và cũng không phải thực hiện tải các lớp phức tạp. Môi trường runtime sử dụng không gian lớp riêng biệt trên mỗi module và thậm chi có thể dùng các phiên bản thư viện khác nhau trong cùng một ứng dụng.

Mở rộng hơn và dễ bảo trì hơn

Bất cứ khi nào bạn hỏi các lập trình viên Liferay về đặc điểm yêu thích nhất của họ đối với nền tảng Liferay là gì thì "Khả năng mở rộng tuyệt vời" là một trong top 03 câu trả lời phổ biến (không tin được - tác giả). Bạn có thể tùy biến hầu hết mọi chi tiết và thêm các chức năng của bạn vào đó.
Liferay 7 có mở rộng hơn không? Nhiều điểm mở rộng đã được thêm vào. Nhưng không chỉ có vậy, tất cả các điểm mở rộng mới và đã có (mà đã được cập nhật), sử dụng cơ chế mở rộng với dựa trên mo hình dịch vụ vụ OSGi. Sau đây là một vài lợi ích của cơ chế này:
  1. Đơn giản: Việc cài đặt một điểm mở rộng bây giờ luôn là một lớp Java mà cài đặt một giao diện và có một annotation (@Component). Đó là nó đấy, không thế nào dễ hơn được nữa.
  2. Dễ dàng để bảo trì: Các điểm mở rộng bây giờ là được định nghĩa chặt chẽ thông qua một giao diện Java mà sử dụng luật phiên bản ngữ nghĩa (Semantic Versioning). Điều này có nghĩa rằng các mở rộng của bạn có thể làm việc mà không cần thay đổi thậm chí là trên vài phiên bản của Liferay miễn là các API mở rộng tương thích với phiên bản trước.
  3. Năng động: Các mở rộng có thể được tải và được gỡ bỏ bất cứ lúc nào trong quá trình phát triển hoặc trong khi chạy.
Nhưng đó không phải là tất cả. Các ứng dụng của bạn bây giờ có thể tận dụng mô hình này và trở lên dễ mở rộng. Bạn có thể tạo ra các điểm mở rộng đơn gian chỉ bằng cách tạo ra một giao diện và chú thích một phương thức setter với một annotation (@Reference). Cài đặt tính mở rộng chưa bao giờ đơn giản hơn.

Tối ưu hóa các công cụ phát triển

Liferay 7 cho phép bạn sử dụng các công cụ mà bạn thích.
Nếu bạn không có công cụ phát triển yêu thích nào hoặc bạn muốn sử dụng công cụ mặc định của chúng tôi thì chúng tôi khuyên bạn sử dụng công cụ Liferay Workspace. Nó tổ chức dưới dạng cấu trúc thư mục và hệ thống được xây dựng dựa vào Gradle và Bnd. Liferay Workspace có thể được sử dụng độc lập thông qua dòng lệnh hoặc với Liferay IDE, cái mà được chạy trên Eclipse.
Và nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng Plugin SDK, chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn cho bạn. Plugin SDK đã có sẵn (bạn có thể tải về trên trang chủ Liferay) để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi lên Liferay 7 của bạn. Trong thực tế, tổ chức thư mục của Plugin SDK có thể được tổ chức bên trong Liferay Workspace bên cạnh kiến trúc mới được sử dụng để xây dựng môi trường mới; bạn có thể chuyển đổi các project cũ và mới theo lộ trình của bạn.
Cuối cùng, chúng tôi cũng đã phát triển một công cụ nhẹ gọi là Blade CLI, công cụ này sẽ thuận tiện cho việc bắt đầu những dự án mới từ các mẫu dự án - nó thì đặc biệt hữu ích cho Gradle cái không chứa các nguyên mẫu của Maven. Blade CLI cũng sử dụng các lệnh để start/stop máy chủ, triển khai và vận hành các module.

Khả năng cấu hình mạnh mẽ

Việc tạo ra các đoạn code có thể cấu hình là đơn giản với Liferay 7. Và các ứng dụng mà sử dụng API có thể cấu hình mới cho phép quản trị viên thay đổi các cấu hình một cách nhanh chóng, thông qua giao diện người dùng được sinh tự động được gọi là System Settings.
Bây giờ, bạn đã hiểu tại sao Liferay 7 làm giàu kinh nghiệm của bạn như một lập trình viên mà làm cho việc phát triển và cấu hình các ứng dụng trở lên đơn giản rồi chứ.

Kết luận

Trên đây là bài dịch tóm tắt những tính năng và ưu điểm mới của Liferay 7. Trong những bài tiếp theo tôi sẽ đi vào chi tiết cài đặt và xem cụ thể những tính năng mới đó có đúng như Liferay giới thiệu hay không. Bạn có thể đọc bài viết gốc tại đây.

1 nhận xét: